Công cuộc giảm béo bắp tay đòi hỏi chị em phải kiên trì và kết hợp nhiều yếu tố từ chế độ ăn uống cho đến chế độ tập luyện. Bạn có thể áp dụng các bài tập sau đây.
Bài tập nâng tạ
Nâng tạ để giảm béo bắp tay không chỉ phù hợp với nam giới mà ngay cả nữ giới, bài tập này cũng mang lại hiệu quả tối ưu. Theo đó, bạn có thể tập với các động tác sau:
Vùng mỡ thừa cánh tay sẽ được loại bỏ nhanh chóng, hiệu quả
– Nâng tạ ngang chữ V: Bạn cầm tạ đứng ở tư thế hai tay, hai chân rang rộng bằng vai và thực hiện nâng tạ theo đường chéo ngực sao cho hai cánh tay tạo thành hình chữ V cho đến khi cánh tay song song với sàn nhà. Bạn nên lặp lại động tác 12-15 lần để có tác dụng giảm béo bắp tay hiệu quả.
– Nâng tạ xoay tròn: Với nữ giới, bạn chỉ nên chọn loại tạ có trọng lượng nhẹ sau đó thực hiện nâng tạ theo một đường tròn. Sao cho quả tạ khi nâng đến gần vai, giữ và xoay cổ tay của bạn để các khớp được vận động và từ từ đưa quả tạ về vị trí thẳng ban đầu.
– Nâng cao tạ: Bạn tập ở tư thế ngồi và bắt đầu nâng tạ cao hơn vai một chút, hai lòng bàn tay hướng vào nhau. Rồi nâng tạ đến khi hai cánh tay vươn thẳng qua đầu và trở lại tư thế ban đầu. Thực hiện 6-8 lần.
Bài tập với ghế
Bạn nên thực hiện đúng kỹ thuật để có được hiệu quả giảm mỡ tốt nhất
So với nâng tạ thì bài tập với ghế có phần phức tạp hơn. Tuy nhiên, động tác này lại tác động mạnh đến vùng bắp tay và làm tiêu hao mỡ hiệu quả.
Cách tập: Bạn lấy 1 chiếc ghế cố định và ngồi trên mép ghế. Sau đó, giữ tay trên ghế làm trọng tâm rồi từ từ nâng phía sau (phần hông) của bạn ra khỏi ghế, hạ thấp xuống dưới và từ từ gập bàn chân và khuỷu tay để giữ cơ thể và sau đó trở về vị trí ban đầu.
Bài tập với bức tường
Chăm chỉ luyện tập, chắc chắn lượng mỡ thừa bắp tay sẽ được loại bỏ
Cũng giống như tập chống đẩy, song bài tập giảm béo bắp tay này được thực hiện với bức tường thay vì lấy sàn nhà làm điểm cố định.
Cách tập: Bạn đứng thẳng và song song với tường. Sau đó mở rộng cánh tay sao cho vuông góc với tường, các ngón tay khép lại rồi hít thở thật sâu, đẩy cơ thể vào tường như động tác chống đẩy và sau đó trở lại vị trí ban đầu. Lưu ý, phần khuỷu tay tránh không chạm vào tường, lặp lại động tác 15 đến 20 nhịp và làm 2-3 lần mỗi ngày.
EmoticonEmoticon